Nghị định 26/2019 quy định lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá

Ngày 08/3/2019 vừa qua, Chính Phủ đã ký và ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Đáng chú ý, tại điều 44 quy định về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá. Chi tiết như sau:

Chi tiết nội dung điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định lộ trình lắp giám sát hành trình tàu cá

1. Lộ trình lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Theo điểm e điều 44 nghị định 29/2019 NĐ-CP quy định lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá như sau:

Đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên phải lắp trước ngày 01/07/2019;

Tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01/01/2020;

Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01/04/2020.

lo-trinh-lap-thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh.png

Lộ trình lắp đặt giám sát hành trình cho tàu cá

Quy định, chủ tàu phải lựa chọn những vị trí lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bảo đảm thiết bị hoạt động tốt nhất, hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi cập cảng. Trong trường hợp thiết bị bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác để báo cáo vị trí, tình hình hoạt động của tàu về cho trung tâm giám sát ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển với tần suất 06 giờ/lần. Bên cạnh đó, thuyền trưởng cũng cần phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát bị hỏng.

2. Những yêu cầu đối với thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Cũng theo quy định, tàu cá phải tìm mua thiết bị giám sát hành trình tàu cá đáp ứng được các yêu cầu được quy định sau:

a) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;

b) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.

Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;

c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;

d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;

đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

quy-dinh-thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh.jpg

Chức năng bắt buộc của thiết bị giám sát hành trình

3. Quy định về hệ thống phần mềm giám sát hành trình

Cũng theo quy định, hệ thống phần mềm giám sát hành trình tàu cá phải đảm bảo các yêu cầu:

Là phần mềm tương thích với hệ điều hành Microsoft Windows, IOS, Android; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp.

Giao diện phần mềm phải hiển thị đầy đủ các thông tin về: vị trí tàu, vận tốc, thời gian, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thông tin thời tiết, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất và gửi các thông tin đến thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Ngoài ra, phải có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị Giám sát hành trình tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;

Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị; phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát hành trình.

Đặc biệt là, Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.

4. Quy định về vấn đề bảo mật dữ liệu

Trong Nghị định 26 của Chính phủ cũng quy định rõ:

Các dữ liệu tàu cá phải được lưu trữ tại máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị tối thiểu là 36 tháng; không được phép xóa hay thay đổi dữ liệu trong thời gian quy định.

Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị GSTC phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu từ máy chủ của trung tâm dữ liệu GSTC khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;

/phan-mem-tau-bien.jpg
Phần mềm giám sát hành trình

Đơn vị cung cấp thiết bị GSTC có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; không được cung cấp dữ liệu GSTC cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Tổng cục Thủy sản.

>>> Xem và tải nghị định số 26/2019/NĐ-CP

Những quy định về mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Tại nghị định số 42/2019/NĐ-CP cũng bổ sung, thay thế và quy định về các mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

Để ngư dân nghiêm túc thực hiện các quy định trên, ngày 16/05/2019 Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, có những quy định quan trọng chủ tàu cần quan tâm như:

1. Quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cho chủ tàu đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

- Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

- Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định;

tau-ca-khong-lap-thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh.jpg
Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình không được ra khơi

2. Quy định mức xử phạt vi phạm không lắp đặt giám sát hành trình tàu cá

 
Cũng tại Nghị định 42, Chính phủ đã đưa ra các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định;

b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định;

đ) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định;

e) Không thực hiện bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Ngoài ra, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 5/7/2019, ngành thủy sản sẽ áp dụng mức phạt nặng từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá, cụ thể:

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu khi vi phạm không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m theo quy định.

thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh-tau-ca(3).jpg

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá BK88VN

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu khi vi phạm:

+ Không trang bị thiết bị giám sát hành trình tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

+ Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng.

- Đặc biệt, phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với đối với chủ tàu không trang bị thiết bị giám sát hành trình tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định.

Như vậy, quy định tại nghị định số 26 cũng như các mức xử phạt tại nghị định số 42 của Chính phủ ban hành là giải pháp tốt nhất nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, bảo vệ an toàn cho ngư dân ngoài biển khơi. Việc lắp thiết bị giám sát hành trình cũng là cách để ngư dân chúng ta thực hiện tốt chỉ thị 45/CT-TTg của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC.

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá đáp ứng quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP

Hiện nay, BK88VN của Định Vị Bách Khoa là một trong số ít thiết bị giám sát hành trình tàu cá được Tổng cục Thủy sản đã có thông báo chính thức số 717/TB-TCTS-TTTS công nhận thiết bị đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, thiết bị đã được cấp chứng nhận hợp quy chuẩn Việt Nam:

+ QCVN 117:2018/BTTT

+ QCVN 18:2014/BTTT

+ QCVN 86:2015/BTTT

+ QCVN 12:2015/BTTT

+ QCVN 47:2015/BTTT

Sau khi thử nghiệm tại Chi cục Thủy sản Hải Phòng và có kết quả đánh giá thiết bị đã tự động cập nhật tọa độ tàu cá qua tin nhắn (2 giờ/lần); có tính năng cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển; sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500m, độ tin cậy 99%; các thiết bị có một mã nhận dạng độc lập.

 

Thông báo số 717 của Tổng cục Thủy sảnThông báo số 717 của Tổng cục Thủy sản
Thông báo số 717/TB-TCTS-TTTS công nhận thiết bị BK88VN hợp quy chuẩn

Nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ bà con ngư dân trong mùa dịch Covid-19, Định Vị Bách Khoa tặng:

- Tặng ngay 10% giá thiết bị cho khách hành may mắn, giá chỉ còn 17.500.000 VNĐ

- Tặng kèm gói bảo hành sản phẩm lên đến 2 năm, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Ngoài ra, để tri ân khách hàng đã đồng hành, tin tưởng Định vị Bách Khoa, chúng tôi còn rất nhiều phần quà giá trị khác.

Chương trình khuyến mãi chỉ dành cho khách hàng đăng ký kích hoạt ngay trong tháng. Để được tư vấn cũng như kích hoạt nhận ưu đãi miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline 0775.225.222 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Công ty CP Thiết bị điện – Điện tử Bách Khoa

Số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hải An – Hải Phòng

Website: https://dinhvibachkhoa.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/dinhvibachkhoa/

Định vị Bách Khoa – Hệ thống phân phối và bảo hành thiết bị GSHT tàu cá trên toàn quốc

Bài viết cùng chủ đề

auhtor aimage
Hải Phòng: Yêu cầu lập danh sách phương tiện, lái xe vận tải nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Ngày 03/02/2021 UBND Thành phố Hải Phòng, Sở Giao thông vận tải vừa ban hành Văn bản số 306/SGTVT-QLVT yêu cầu Hiệp hội vận tải Hải Phòng, Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn lập danh sách phương tiện, lái xe vận tải nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể như sau:
auhtor aimage
Chỉ thị Số: 49/CT-BNN-TCTS về tăng cường quản lý tàu cá
Để tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trong bối cảnh ngành khai thác thủy sản đang triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 và các quy định có liên quan của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị
auhtor aimage
Hải Phòng hỗ trợ kinh phí lắp hệ thống giám sát tàu cá cho ngư dân
Tại kỳ họp thứ 16, khóa XV, ngày 22/12/2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng vừa ra Quyết định số 13/2020/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ hệ thống giám sát tàu cá cho ngư dân thành phố Hải Phòng.
auhtor aimage
BỘ GTVT BÁC BỎ ĐỀ XUẤT LÙI THỜI HẠN LẮP CAMERA TRÊN Ô TÔ KHÁCH
Bộ GTVT bác đề xuất của Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam về việc lùi thời hạn xe ô tô chở khách từ 9 chỗ trở lên, xe vận tải hàng hoá...phải lắp camera giám sát.

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC

Truyện Ez

Truyện Vla

Kinh doanh trực tuyến
HỖ TRỢ BẢO HÀNH
Liên hệ: 0916.623.496