TIÊU CHUẨN THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH TÀU CÁ THEO NGHỊ ĐỊNH 37/2024/NĐ-CP

Nghị định 37/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 19/5/2024. Một trong những nội dung quan trọng được bổ sung là Điều 44, liên quan đến tiêu chuẩn của thiết bị giám sát hành trình (GSHT) tàu cá.

Những điểm mới nổi bật của Điều 44 Nghị định 37/2024/NĐ-CP 

Thứ nhất, yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị GSHT tàu cá

Nghị định 37/2024/NĐ-CP mới quy định chi tiết hơn về các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị GSHT tàu cá. Cụ thể, tại khoản 5, Phụ lục VII Nghị định số 37/2024/NĐ-CP quy định thiết bị GSHT tàu cá phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam:

  • Điều kiện hoạt động trong môi trường biển: Thiết bị GSHT phải đáp ứng các thử nghiệm môi trường khắc nghiệt theo TCVN 7699-2-52:2007. Một chu kỳ thử nghiệm bao gồm bốn giai đoạn phun (mỗi giai đoạn 2 giờ), cùng với giai đoạn lưu giữ ở điều kiện ẩm từ 20 đến 22 giờ sau mỗi giai đoạn phun, và ba ngày trong điều kiện khí quyển tiêu chuẩn ở (23 ± 2)°C và độ ẩm từ 45% đến 55%.

  • Điều kiện hoạt động trong môi trường rung: Thiết bị phải hoạt động được trong điều kiện môi trường rung theo TCVN 7699-2-6:2009.

  • Chuẩn chống bụi và nước: Thiết bị đặt trong cabin tàu cá tối thiểu đạt chuẩn IP66, ăng ten và các cấu phần của thiết bị đặt bên ngoài tối thiểu đạt chuẩn IP67 theo TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001).

Thứ hai, yêu cầu về bộ phận thông báo tình trạng hoạt động thiết bị GSHT tàu cá

Tại điểm b, khoản 6, Phụ lục VII Nghị định số 37/2024/NĐ-CP quy định thiết bị GSHT phải có bộ phận thông báo về tình trạng hoạt động bằng màn hình hoặc đèn LED trạng thái. Các trạng thái phải thông báo gồm:

  • Nguồn chính

  • Nguồn phụ (pin dự phòng)

  • Tình trạng định vị vị trí

  • Tình trạng kết nối vệ tinh

  • Tình trạng hoạt động bình thường hoặc có lỗi của thiết bị

Đặc biệt cần phải có nhãn hướng dẫn phân biệt rõ ràng để ngư dân dễ dàng nhận biết và xử lý.

Thứ ba, yêu cầu về nguồn phụ (pin dự phòng) của thiết bị GSHT tàu cá

Tại điểm đ, khoản 6 Phụ lục VII Nghị định số 37/2024/NĐ-CP: Thiết bị GSHT phải có nguồn phụ (pin dự phòng) với dung lượng đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục trong vòng ít nhất 24 giờ kể từ khi mất nguồn chính. Điều này giúp đảm bảo thiết bị không bị gián đoạn trong trường hợp mất điện hoặc gặp sự cố về nguồn điện chính.

Thiết bị GSHT tàu cá Định Vị Bách Khoa (BK88VN) với tiêu chuẩn IP67 tích hợp pin rời hoạt động 24h liên tục

Thứ tư, yêu cầu về bảo mật dữ liệu hệ thống GSHT tàu cá

Tại khoản 6, Điều 44 Nghị định 37/2024/NĐ-CP cũng đặc biệt chú trọng đến yêu cầu bảo mật dữ liệu của hệ thống GSHT tàu cá:

  • Bảo mật dữ liệu: Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị GSHT phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

  • Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị GSHT và máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn. Khi chuyển dữ liệu giám sát tàu cá cho các cơ quan chuyên môn khác, dữ liệu cũng phải được mã hóa theo quy định.

  • Thời gian lưu trữ: Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tối thiểu là 36 tháng. Các máy chủ lưu trữ và xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị GSHT đều phải được đặt tại Việt Nam.

  • Trách nhiệm bảo mật: Đơn vị cung cấp thiết bị GSHT có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác và chỉ được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá theo yêu cầu của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hệ thống GSHT tàu cá BK88VN là giải pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay được Ban Cơ yếu chính phủ cấp giấy chứng nhận bảo mật dữ liệu vị trí tàu cá trên biển, đáp ứng các yêu cầu về mã hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Thứ năm, yêu cầu về tính năng phần mềm hệ thống GSHT tàu cá

Tại khoản 3, Điều 44 Nghị định số 37/2024/NĐ-CP quy định về tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

  • Tương thích đa nền tảng: Phần mềm phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows, Android, iOS và có giao diện tiếng Việt trực quan. Phần mềm này sẽ quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị GSHT, cung cấp dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển và ra vào cảng.

  • Hiển thị vị trí và dữ liệu theo thời gian thực: Phần mềm phải hiển thị vị trí tàu theo thời gian thực, cùng với thời gian, vận tốc tàu, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, thông tin ngư trường, và trạng thái hoạt động của thiết bị GSHT. Phần mềm cũng phải hiển thị thiết bị chính theo mã số khai báo kèm giấy phép khai thác và thiết bị dự phòng.

  • Chức năng tìm kiếm và lập báo cáo: Phần mềm cần có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phần mềm cũng phải tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực.

Phần mềm quản lý giám sát tàu cá Định Vị Bách Khoa với giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ dàng sử dụng với bà con ngư dân

  • Kết nối và truyền dẫn thông tin: Phần mềm phải kết nối và truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị GSHT, phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá.

  • Hiển thị vùng khai thác và vùng cấm: Phần mềm phải thể hiện rõ tọa độ các vùng khai thác, các vùng cấm khai thác, các cảng cá, các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, và vùng nước lịch sử của Việt Nam.

Như vậy, Nghị định 37/2024/NĐ-CP với các điểm mới được bổ sung, sửa đổi không chỉ nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý hoạt động đánh bắt mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an toàn cho ngư dân Việt Nam. Việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, cùng với các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, sẽ đảm bảo việc triển khai thiết bị GSHT trên tàu cá diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Lưu ý: Đối với thiết bị giám sát hành trình đã lắp đặt trên tàu cá trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (19/05/2024), chủ tàu cá phải thực hiện cập nhật, bổ sung các tính năng kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này trước ngày 31/12/2026

________________________________________________

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BÁCH KHOA

Trụ sở Hải Phòng: 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Hải, Hải An
Văn phòng Hải Dương: 70 Thượng Đạt, Tứ Minh
Văn phòng Thái Bình: 649 Lý Thái Tổ, Quang Trung
Hotline: 0775 225 222
Tổng đài: 1900 5555 13
Website: http://dinhvibachkhoa.vn/

Bài viết cùng chủ đề

auhtor aimage
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG THẺ LÁI XE CỦA THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH
Xử phạt lỗi không có thẻ lái xe/không quẹt thẻ lái xe - với mức xử phạt từ 4-10 triệu. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt như sau:
auhtor aimage
Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng thiết bị giám sát tàu cá BK88VN
Có thể thấy, việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá BK88VN không chỉ là việc làm cần thiết để tuân thủ theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP mà nó còn đảm bảo sự an toàn cho tàu, tránh những thiệt hại về con người và tài sản, phòng tránh những trường hợp xấu về bão lũ, cũng như tình trạng mất phương hướng có thể xảy ra. Ở bài viết này, ĐỊNH VỊ BÁCH KHOA xin hướng dẫn bạn cách lắp đặt và sử dụng thiết bị giám sát tàu cá BK88VN.
auhtor aimage
THÔNG BÁO: CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Định Vị Bách Khoa thông báo Công bố chất lượng dịch vụ viễn thông
auhtor aimage
THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ GSHT TÀU CÁ
Định Vị Bách Khoa thông báo lộ trình tăng cước giá dịch vụ giám sát hành trình tàu cá

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC

Kinh doanh trực tuyến
HỖ TRỢ BẢO HÀNH
Liên hệ: 0916.623.496